[Kiến Thức] Sử Dụng Băng Dán Đúng Cách Giúp Giảm Căng Cơ Đùi

Nam N. Phung
Đăng ngày 26/03/2020
3,203 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Nếu sau khi chạy bộ bạn cảm thấy hơi đau và khó chịu ở vùng phía sau đùi thì rất có thể cơ bắp đã bị tổn thương do bị kéo căng. Đối với những người muốn chạy nhanh hơn, tạo ra nhiều thử thách cho bản thân hơn, thì việc bảo dưỡng vùng đùi là không thể bỏ qua. Bài viết này mời bác sĩ Vương Khải Bình đến từ Trung tâm y tế thể thao của bệnh viện Lịch Tân chia sẻ những vấn đề gặp phải khi bị căng cơ bắp, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng băng dán thể thao đúng cách để cải thiện cơn đau.

Cơ đùi sau có vai trò gì trong khi tập thể dục?

(Nguồn ảnh: youtube)

Cơ đùi sau đóng vai trò “phanh” và “đệm” khi nhảy lên hoặc tiếp đất. Chính vì có công dụng như vậy, nên cơ đùi sau rất dễ bị “hao mòn”. Khi cơ bị sử dụng nhiều trong một thời gian dài sẽ dễ xuất hiện các tổn thương do căng cơ.


Muốn giải quyết vấn đề căng cơ đùi sau quan trọng là phải tìm đúng điểm tổn thương!

(Nguồn ảnh: youtube)

Thông thường khi xử lý các loại tổn thương do căng cơ, chúng ta sử dụng các miếng dán cơ thể thao để thư giãn cơ bắp. Băng thường được dán từ vị trí xa đến vị trí gần của cơ đùi sau.


Bước 1: Tìm ra vị trí gần xương ngồi (hay còn gọi là ụ ngồi - ischial tuberosity) và vị trí xa của cơ đùi sau. 

(Nguồn ảnh: youtube)

Cơ đùi sau của chúng ta trông giống như một chữ V ngược.

(Nguồn ảnh: youtube)

Vị trí gần của cơ đùi sau ở tại ụ ngồi. Vị trí xa của nhóm cơ đùi sau không phải ngay phía sau đầu gối, mà ở vị trí tương đối tại “phía trong” và “phía ngoài” hai bên đầu gối, và lệch về phía trước một chút. Khu vực “vị trí xa phía trong” (cơ bán gân - semitendinosus muscle và cơ bán màng - semimembranosus muscle) – và “vị trí xa phía ngoài” (cơ nhị đầu đùi -biceps femoris) là nơi bắt đầu dán băng dán căng cơ.


Bước 2: Dùng băng dán có độ dài 7 ô để dán “phía trong” của cơ đùi sau. 

Thông thường băng dán căng cơ có độ dài 7 ô. Tùy vào từng cá nhân mà tăng giảm nửa ô hay một ô.

(Nguồn ảnh: youtube)

Sau khi chuẩn bị băng dán, bắt đầu dán từ cơ bán gân và cơ bán màng tại “vị trí xa phía trong” của cơ đùi sau. Sau đó kéo dài và dán phần đầu còn lại của băng dán tại “vị trí gần” của cơ đùi sau (ụ ngồi). Khi dán chỉ cần dùng lực kéo dài băng dán một chút là được.


Bước 3: Dán “phía ngoài” cơ đùi sau 

(Nguồn ảnh: youtube)

Sử dụng băng dán có chiều dài 7 ô, dán tại “vị trí xa phía ngoài” của cơ nhị đầu đùi, sau đó căng nhẹ băng dán và dán đầu còn lại tại “vị trí gần” của cơ đùi sau (ụ ngồi).


Bước 4: Giảm đau điểm chấn thương 

(Nguồn ảnh: youtube)

Nếu có một vị trí đau nhất khi bị tổn thương do căng cơ, bạn có thể dán thêm miếng dán cơ hình chữ X để tăng hiệu quả giảm đau.

Đây là cách xử lý khi bị chấn thương do căng cơ đùi sau. Hy vọng các bạn có thể thực hiện được để giảm đau nhức hiệu quả và nhanh chóng sau khi chạy bộ.